Tin tuc

Cơ hội và thách thức cho ngành dệt may trong năm 2017

Theo dự báo của Bộ Công Thương, năm 2017, ngoài Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiện vẫn có hàng chục hiệp định thương mại tự do mở ra cho xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn trong hoạt động xuất khẩu.

Đặc biệt, Hiệp định Việt Nam – EU là một hiệp định rất lớn vì quy mô của thị trường châu Âu là quy mô lên tới 200 tỷ USD hàng hóa một năm. Theo lộ trình, sau 7 năm FTA Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực (năm 2025) 99% hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào EU hoàn toàn được miễn thuế. Nhưng ở chiều ngược lại, 99% hàng hóa của EU xuất khẩu sang Việt Nam phải mất 10 năm (năm 2028) mới được miễn thuế hoàn toàn. Điều đó được cho là sẽ mở rộng cơ hội cho DN dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU.

Tuy nhiên, 2017 là năm Hiệp định này chưa có hiệu lực và hy vọng vào 2018. Dù vậy, 2017 vẫn được coi là năm để chuẩn bị cho các yêu cầu của hiệp định này vì yêu cầu quy tắc xuất xứ từ vải. Vì thế, Việt Nam phải có sự chuẩn bị rất kỹ thì mới có thể tận dụng được những lợi thế từ Hiệp định mang lại.

Với các hiệp định thương mại song phương và đa phương khác do quy mô thị trường nhỏ hơn nên tác động chung lên ngành trong thời gian tới là không nhiều, nhưng cũng là cơ hội mới để Le Stitches có thể từng bước phát triển các hoạt động xuất khẩu của mình.

Ngoài ra, kinh tế Hoa Kỳ có chiều hướng tăng trưởng tốt hơn và mức độ tiêu thụ, tiêu dùng của thị trường này cũng hy vọng cải thiện hơn so với năm 2016.

(ST)